Mách Bạn 6 Cách Lấy Nước Ra Khỏi Tai Sau Khi Bơi Lội, Cách Xử Trí Như Thế Nào
Những hoạt động dưới nước, đặc biệt là trong những ngày hè nóng nực, tuy là một hoạt động vui chơi đầy sôi động nhưng cũng tiềm ẩn “rủi ro” bị nước lọt vào trong tai. Điều này có thể gây cảm giác khó chịu như lùng bùng, ù tai, thậm chí là nhiễm trùng da ống tai nếu nước đó không sạch.
Vậy phải nước vào tai phải làm sao hay cách lấy nước ra khỏi tai là như thế nào? Chúng ta cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Mách bạn 6 cách chữa nước vào lỗ tai

Ống tai có hình dáng như một cái “bình hoa”, có phần cổ là ống sụn, hơi “ưỡn ẹo” xuống dưới và ra trước. Cho nên, khi khám tai, bác sĩ thường kéo nhích vành tai của bạn lên trên và ra sau một chút để phần ống tai sụn thẳng với phần ống tai xương, cho dễ thấy được màng nhĩ.
Bạn đang xem: Cách lấy nước ra khỏi tai
Đáy của phần ống tai xương được bịt kín bởi màng nhĩ. Cho nên, nếu màng nhĩ còn nguyên vẹn thì dù nước vào lỗ tai nó cũng chảy hết ra ngoài và bạn cũng chẳng gặp phải vấn đề gì.
Hơn nữa, ống tai luôn được phủ bởi một chất tiết sinh lí, giống như chất sáp và không thấm nước được gọi là ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ da ống tai. Do đó, dù bạn có vô tình để nước vào tai thì lượng nước này cũng sẽ “trơn trượt” mà tự chảy ra ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu nước không sạch và lại “mắc kẹt” trong tai quá lâu sẽ gây lùng bùng, ngứa ngáy khiến bạn khó chịu. Hãy thử những cách lấy nước ra khỏi tai sau:
Dùng khăn mềm, sạch lau khô phần bên ngoài tai. Thấm khô bớt nước phía ngoài cửa tai, không đưa khăn vào quá sâu trong ống tai. Lắc nghiêng đầu sang phía bên tai có nước rồi nhẹ nhàng kéo dái tai lựa theo các hướng để “đánh động” và dẫn nước chảy ra ngoài. Nằm nghiêng về bên tai có nước trong vài phút để nước tự chảy ra. Bạn có thể kê một chiếc khăn bông mềm dưới tai để thấm nước. Có thể dùng máy sấy tóc ở chế độ nhiệt và gió nhẹ nhất với khoảng cách phù hợp rồi hướng về phía tai để hong cho mau khô. Hãy nhớ giữ máy cách tai ít nhất 30cm để tránh làm nóng tai quá mức. Dùng loại thuốc nhỏ tai (không cần kê đơn) có tác dụng làm khô tai. Bạn có thể mua những loại thuốc này tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý dùng thuốc nhỏ tai nếu đang có viêm tai, thủng nhĩ. Hãy thực hiện động tác ngáp hoặc nhai thứ gì đó rồi nghiêng đầu nhẹ qua bên cũng là một cách để cách để nước ra khỏi tai.
Cẩn thận với các cách chữa nước vào tai sai cách

Việc nước lọt vào tai khiến nhiều người có cảm giác khó chịu như lùng bùng, ù tai… nên thường tìm cách lấy nước ra khỏi tai theo các phương pháp được truyền miệng. Việc cố lấy nước ra khỏi tai sai cách có thể vô tình làm tổn thương ống tai như trầy xước da, gây “ùn tắc” tai do đẩy dồn ráy tai vào sâu bên trong và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vậy nước vào tai phải làm sao? Câu trả lời là bạn cần tránh làm những cách không đúng như:
Tự dùng tăm bông lau tai: Nếu trong tai bạn đang có một lượng ráy tích tụ thì việc dùng tăm bông có thể đẩy ráy tai và bụi bẩn vào sâu bên trong ống tai. Việc này không chỉ khiến tai mất lớp sáp bảo vệ mà còn gây tổn thương vùng da mỏng trong ống tai. Tuy nhiên, ở phòng khám chuyên khoa, bác sĩ có thể sử dụng que tăm bông chuyên dụng để làm sạch có kiểm soát ống tai của bạn.Dấu hiệu nhiễm trùng do nước vào lỗ tai
Nếu các mẹo chữa nước vào tai ở trên không hiệu quả hoặc xuất hiện dấu hiệu viêm tai ngoài, bạn cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Nguyên nhân gây viêm có thể là vi khuẩn, virus hoặc vi nấm.
Một số dấu hiệu nhiễm trùng sớm mà bạn cần để ý là:
Phần bên trong cửa tai bị sưng đỏ Tai bị chảy dịch Cảm giác nhức nhối hoặc đau hơn khi kéo vành tai hoặc ấn vào gờ bình tai ở cửa lỗ tai.Khi được thăm khám và tùy vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc kháng sinh, kháng virus hoặc kháng nấm. Có thể dùng thuốc tại chỗ hoặc kết hợp dùng toàn thân tùy theo tình trạng viêm. Thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc lau tai sát khuẩn có thể được dùng kết hợp thêm.
Cách phòng tránh nước vô lỗ tai

Để tránh những rắc rối khi bị nước vào trong lỗ tai trong sinh hoạt thường ngày, bạn cần thực hiện một số biện pháp phòng tránh như:
Sử dụng nút tai khi tắm hay đi bơi. Đặc biệt, khi đi bơi, bạn cũng nên đội thêm mũ bơi để giảm thiểu nguy cơ nước lọt vào tai.Đến bác sĩ để lấy ráy tai nếu bạn thấy ráy tai đang tích tụ quá nhiều. Nếu được sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ, bạn có thể vệ sinh tai tại nhà bằng hydrogen peroxide (oxy già) 3%.
Lưu ý là, khi da ống tai bị tiếp xúc với nước quá lâu thì sức đề kháng tại chỗ da đó sẽ giảm sút. Việc bị viêm ống tai ngoài sau đó là khó tránh khỏi. Hơn nữa, viêm ống tai ngoài có thể lan vào sâu, thậm chí vào não nếu màng nhĩ bị thủng. Viêm lan tỏa ống tai ngoài có thể gây nhiễm trùng máu, nhất là ở những người suy giảm miễn dịch, bệnh tiểu đường… Di chứng của viêm nhiễm nặng tại đây có thể gây chít hẹp ống tai sau này.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết cách xử trí khi bị nước vào trong tai cũng như cách nhận biết những dấu hiệu khi tai bị viêm để kịp thời đi khám và điều trị, tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Vào những tháng mùa hè, việc nước vào tai khi đi tắm nhất là tắm bể bơi gây ra rất nhiều phiền toái. Nước vào trong tai mới đầu chỉ gây cảm giác khó chịu, Nhưng nếu chủ quan không lấy hết nước ra hay để thời gian quá lâu có thể gây nên những hậu quả là tình trạng viêm cấp ống tai ngoài gây sưng tấy và ù tai.hay còn gọi là bệnh viêm tai ngoài cấp tính.
Với một vài thủ thuật nhỏ sau đây, bạn có thể loại bỏ hoàn toàn nước trong tai sau khi tắm hoặc bơi. Tuy nhiên, nếu việc thực hiện không đạt được hiệu quả thì nên đến gặp bác sỹ để xử trí càng sớm càng tốt.
Nội dung
Bị nước vào tai có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, khi bị nước vào tai, nếu là nước sạch thì thường ban đầu chỉ gây cảm giác khó chịu khi có dòng nước róc rách trong ống tai của mình. Tuy nhiên, nếu nước không phải nước sạch thì có thể gây ngứa ngáy, có thể gây kích ứng da vùng ống tai gây nóng rát, khó chịu.

Dù là nước sạch hay bẩn mà không được lấy ra và làm sạch thì khả năng cao sẽ gây viêm nhiễm. Ban đầu vi khuẩn trong nước sẽ sinh sôi gây viêm ống tai ngoài với cảm giác ngứa ngáy khó chịu đặc biệt là những âm thanh lạ trong tai. Nếu để lâu nữa vi khuẩn đi qua lớp màng nhĩ vào tới tai giữa gây viêm và gây ù tai, đau tai, chảy định... Vì vậy cần có cách xử trí trong vấn đề nước vào tai để tránh hậu quả không đáng có.
6 cách chữa ù tai khi bị nước vào hiệu quả
1. Tạo một “máy hút chân không” trong tai của bạn
Cách này tạo một cái máy hút chân không nhân tạo bằng cách úp một bàn tay vào bên tai bị đọng nước sau đó nghiêng một chút sang bên bị vào nước, sau đó dùng lòng bàn tay còn lại đập đập cho đến khi nước trong tai chảy ra. Không làm cùng lúc với bên tai còn lại vì có thể làm nước chảy ngược lại vào trong. Đây là cách đơn giản, dễ làm.
Ngoài ra, nếu dùng bàn tay không hiệu quả thì có thể dùng ngón tay bạn có thể dùng cách khác là nghiêng đầu sang bên tai bị vào nước, cho một ngón tay vào tai, ấn sâu và rút ra đột ngột, nước trong tai sẽ rút ra thật nhanh. Có một lưu ý là khi dùng cách này phải cẩn thận, không nên quá lạm dụng vì nó có thể làm xước ống tai và có thể gây nhiễm trùng. Vì thế cần đảm bảo vệ sinh tay và móng tay được cắt ngắn.
Trong lúc thực hiện phương pháp dùng hút chân không này, bạn có thể tranh thủ mát xa ống tai theo chiều kim đồng hồ trong lúc tai đang bịt kín để ráy tai trong tai và nước thoát ra bớt. Nếu nước trong tai không ảnh hưởng đến khả năng nghe thì cách này rất hữu ích.
Nghe việc dùng máy sấy để làm khô nước bên trong tai có vẻ vô lý nhưng việc này thực sự xó thể loại bỏ nước trong tai dựa vào một số nghiên cứu. Cách làm cũng rất đơn giản, chỉ cần dùng máy sấy để mức nhiệt độ thấp nhất hoặc chế độ thổi mát. Sau đó, đưa máy lên cách lỗ tai ít nhất 30 cm và thổi vào trong ống tai cho đến khi cảm giác không còn nước trong tai nữa. Chú ý không để nhiệt độ quá cao và đặt quá gần làm bỏng ống tai và các vùng xung quanh.
Ngoài ra, bạn có thể cho máy sấy thổi qua tai chứ không phải thổi trực tiếp. Khi đó hơi nóng và luồng không khí làm nước bay hơi nhanh hơn.
Đây là phương pháp tốt vừa làm hết nước đọng trong tai vừa có tác dụng sát trùng chống viêm nhiễm cho tai. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần pha một dung dịch gồm 50% giấm trắng và 50% cồn, dùng một ống nhỏ tai và nhỏ vào bên tai bị đọng nước vài giọt dung dịch. Sau đó chờ cho tai khô lại. Công việc này cần một người giúp để nhỏ dung dịch vào tai.
Cồn trong dung dịch làm nước trong tai bay hơi nhanh hơn giúp khô tai nhanh chóng trong khi các axit trong dung dịch sẽ phá vỡ các ráy tai Cồn cũng giúp nước đọng trong tai bốc hơi nhanh hơn.
Nếu bạn bị thủng màng nhĩ thì không nên làm theo cách này vì sẽ gây tổn thương tai giữa.
Nếu không có cồn hay giấm chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ tai chứa cồn cũng có tác dụng tương tự cách làm cũng giống như trên.
Xem thêm: Hướng dẫn cách copy từ máy tính vào usb đơn giản, cách để chép tài liệu từ máy tính sang usb
Nằm nghiêng tai và úp tai xuống dưới, giữ nguyên tư thế đó trong một vài phút. Trọng lực có thể kéo nước ra một cách tự nhiên. Chỉ cần nằm nghiêng, úp thẳng tai, vuông góc với mặt giường để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cũng có thể kê thêm gối cho êm hơn. Trong khi nằm bạn có thể xem tivi để giải khuây.
Khi bị nước vào tai buổi tối, bạn có thể dùng cách này khi đi ngủ, nằm nghiêng sang bên tai bị vào nước để tăng khả năng chảy nước trong tai ra.
Một cách khác bạn có thể thử là nghiêng đầu sang một bên để tai đọng nước song song với mặt đất và đứng trên một chân. Bạn cũng có thể thử nhảy lò cò để làm nước thoát ra ngoài nhanh hơn. Ép phần trên vành tai vào bên đầu hoặc kéo mạnh dái tai để mở rộng ống tai hoặc cũng có thể giúp nước thoát ra tốt hơn.
Làm động tác như bạn đang ăn gì để xương quai hàm chuyển động. Nghiêng đầu sang bên không có nước rồi nhanh chóng nghiêng sang bên còn lại. Bạn cũng có thể thử nhai kẹo cao su để được tác dụng tương tự. Nhờ vào chuyển động này mà nước trong tai bị đọng tại có thể được giải phóng.
Để hiệu quả hơn bạn có thể vừa nghiêng đầu vừa nhai.
Tương tự như vậy, ngáp cũng gây ra sự chuyển động giúp nước trong tai ra ngoài. Đôi khi ngáp có thể làm vỡ các "bong bóng" nước. Các chuyển động cũng làm giảm sức ép làm thoát bớt nước tốt hơn. Nếu bạn thấy có tiếng "bốp" hoặc cảm nhận nước trong tai thay đổi thì phương pháp này đã có hiệu quả.
Trên đây là một số cách lấy nước đọng trong tai đơn giản mà hiệu quả. Tuy vậy, trong một số trường hợp không lấy được nước hoặc lấy không hết nước làm cảm giác vẫn còn nước trong tai thì bạn cần đến gặp bác sỹ để tránh gặp phải hậu quả xấu.
Dấu hiệu nhiễm trùng do nước vào tai
Khi bị nước vào tai lâu ngày mà không được lấy ra kịp thời và không được làm sạch đúng cách lâu ngày sẽ gây ra viêm nhiễm với những dấu hiệu sau:
- Ngứa trong ống tai: cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở sâu bên trong tai. Vi khuẩn cùng cách chất gây viêm sẽ kích thích gây ngứa ngáy cho tai.
- Đỏ phần bên trong tai: Là hiện tượng đi kèm với ngứa. Đỏ có thể do ngứa gãi nhiều nhưng cơ chế chủ yếu của nó là các chất gây viêm làm giãn mạch đỏ da vùng tai bị nhiễm trùng
- Tai tiết chất lỏng trong suốt, không mùi: Đây là dấu hiệu thường thấy trong nhiễm trùng tai, là chất dịch tiết phản ứng của niêm mạc chống lại vi trùng tấn công cơ thể. Lâu dần dịch có thể đục có màu và mùi hôi.

- Đau và khó chịu: là cảm giác khi bị viêm tai, nhất là khi chạm vào vành tai hoặc ấn vào vùng sưng cạnh tai.
Nếu bạn gặp phải những triệu chứng trên thì rất có thể bạn bị nhiễm trùng do nước vào tai. Khi đó, bạn cần đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được điều trị đúng cách.
Cách phòng tránh nước vào tai
Do vấn đề nước vào tai cũng gây là một số khó chịu nên cần phòng tránh đúng cách:
- Không nên dùng tai nghe, nhất là loại nhét sâu vào tai khi đang đổ mồ hôi nhiều hay đi trời mưa.
- Khi dùng thuốc nhuộm tóc hoặc keo xịt tóc cần dùng nút bịt tai.
- Sử dụng nút tai khi bơi hoặc khi đi tắm. Đặc biệt khi bơi, bạn nên dùng mũ bơi để hạn chế nước vào tai. Chú ý tránh dùng nút tai khi tai còn đang ướt làm nước khó thoát ra ngoài gây tác hại.
- Hạn chế dùng tăm bông để làm sạch tai: Nhiều người nghĩ tăm bông làm sạch tai nhưng đôi khi nó lại phản tác dụng. Tăm bông dễ đẩy dị vật trong tai vào sâu bên trong mà đôi khi trong đó có nước khi tai còn ướt. Tăm bông cũng có thể làm xước dễ gây viêm nhiễm ống tai hơn.
- Lam khô tai sau khi bơi: sau khi bơi dù tắm bể bơi hay tắm biển cũng nên chú ý làm khô tai hơn. Bạn có thể nghiêng đầu sang bên và lắc lắc để loại bỏ nước tốt hơn. Một số người có ống tai đặc biệt làm gia tăng khả năng nước đọng trong tai cần chú ý hơn.
- Lấy ráy tai: đến bác sỹ để lấy ráy tai khi cảm giác ráy tai đã đầy gây giảm khả năng nghe.
Như vậy, chúng ta đã có một số xử trí đơn giản khi bị nước đọng trong tai. Trong cuộc sống thường ngày bản thân hoặc người quen gặp phải tình huống thì có thể xử trí dễ dàng. Ngoài ra, cũng có một số cách nhận biết tình trạng viêm tai khi bị nước vào tai như thế nào.
Tuy vậy, một số tình huống khó hay không thể lấy hết nước trong tai hoặc tiếp xúc với nước bẩn, ô nhiễm thì cần đến gặp bác sỹ để được xử trí kịp thời. Những trường hơp viêm tai cũng không nên xử trí tại nhà mà nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách.