Cách Trình Bày Đoạn Văn Quy Nạp Là Gì Và Hướng Dẫn Cách Viết Chi Tiết?

-

Đoạn diễn dịch là một đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa minh hoạ, cụ thể. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.

Bạn đang xem: Đoạn văn quy nạp là gì

Ví dụ minh họa:

Đoạn văn diễn dịch, nội dung nói về cá tính sáng tạo trong sáng tác thơ:

“Sáng tác thơ là một công việc rất đặc biệt, rất khó khăn, đòi hỏi người nghệ sĩ phải hình thành một cá tính sáng tạo(1). Tuy vậy, theo Xuân Diệu – tuyệt nhiên không nên thổi phồng cái cá biệt, cái độc đáo ấy lên một cách quá đáng(2). Điều ấy không hợp với thơ và không phải phẩm chất của người làm thơ chân chính(3). Hãy sáng tác thơ một cách tự nhiên, bình dị, phải đấu tranh để cải thiện cái việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa(4). Trong khi sáng tác nhà thơ không thể cứ chăm chăm: mình phải ghi dấu ấn của mình vào trong bài thơ này, tập thơ nọ(5). Chính trong quá trình lao động dồn toàn tâm toàn ý bằng sự xúc cảm tràn đầy, có thể nhà thơ sẽ tạo ra được bản sắc riêng biệt một cách tự nhiên, nhà thơ sẽ biểu hiện được cái cá biệt của mình trong những giây phút cầm bút”(6)..

Mô hình đoạn văn : Câu 1 là câu mở đoạn, mang ý chính của đoạn gọi là câu chủ đề. Năm câu còn lại là những câu triển khai làm rõ ý của câu chủ đề. Đây là đoạn văn giải thích có kết cấu diễn dịch.


*

Thế nào là đoạn văn Diễn dịch – Quy nạp


2. Đối với đoạn văn trình bày theo cách quy nạp:

Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung. Câu chủ đề trong đoạn văn quy nạp đặt ở cuối đoạn văn.

Ví dụ minh họa:

Đoạn văn quy nạp, nội dung nói về đoạn kết bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.

“Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ: “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”(1). Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng(2). Bất chợt chiến sĩ ta có một phát hiện thú vị: Đầu súng trăng treo(3). Câu thơ như một tiếng reo vui hồn nhiên mà chứa đựng đầy ý nghĩa(4). Trong sự tương phản giữa súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần gũi(5). Súng tượng trưng cho tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược(6). Trăng tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên vui(7). Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng đôi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và hào hoa muôn thuở(8). Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng đã hoà quyện lẫn nhau tạo nên hình tượng thơ để đời(9).

Mô hình đoạn văn:

Tám câu đầu triển khai phân tích hình tượng thơ trong đoạn cuối bài thơ “Đồng chí”, từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câu chủ đề, thể hiện ý chính của đoạn: đánh giá về hình tượng thơ. Đây là đoạn văn phân tích có kết cấu quy nạp.

Như vậy để viết được một đoạn văn theo cách quy nạp hoặc diễn dịch, học sinh cần xác định được luận điểm, câu chủ đề, vị trí của câu chủ đề trong đoạn văn, tìm đủ luận cứ cần thiết tổ chức lập luận theo một trật tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm.

Khác với quy nạp câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn thì các cách diễn dạt đoạn văn như diễn dịch, song hành và tổng phân hợp câu chủ đề ở các vị trí khác nhau.


Trong bài văn bất kỳ không thể trình bày một cách tùy ý mà cần có bố cụ rõ ràng với các đoạn văn cụ thể. Đoạn văn trong bài có thể được viết theo phương thức diễn dịch, quy nạp hoặc tổng phân hợp.

Quy nạp là gì chắc chắn nhiều bạn đọc chưa nắm được. Chúng tôi sẽ đưa ra nội dung giải đáp đến độc giả qua bài viết sau.

Quy nạp là gì?

Có thể thấy một văn bản hoàn chỉnh là văn bản được tạo nên từ các đoạn văn. Trong đó về mặt nội dung đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở một mức độ nhất định nào đó về logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng.

Mỗi đoạn văn trong văn bản diễn đạt một ý, các ý có mối liên quan chặt chẽ với nhau trên cơ sở chung là chủ đề của văn bản. Mỗi đoạn trong văn bản có một vai trò chức năng riêng và được sắp xếp theo một trật tự nhất định.

Thông thường trong văn bản ( nhất là văn nghị luận) thường các đoạn văn sẽ có kết cấu phổ biến: quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp; bên cạnh đó là đoạn văn có kết cấu song hành so sánh, nhân quả, vấn đáp, đòn bẩy, nêu giả thiết, hỗn hợp,…

Quy nạp có thể hiểu là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Theo cách trình bày này, câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn. Ở vị trí này, câu chủ đề không làm nhiệm vụ định hướng nội dung triển khai cho toàn đoạn mà lại làm nhiệm vụ khép lại nội dung cho đoạn ấy. Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.

Xem thêm: Cách tìm lại tin nhắn đã xóa trên messenger nhanh chóng

Ngoài việc giải đáp quy nạp là gì ở phần viết tiếp theo chúng tôi xin đưa ra nội dung phân biệt đoạn văn quy nạp, diễn dịch, song hành và tổng phân hợp.

*

Phân biệt đoạn văn quy nạp, diễn dịch, song hành và tổng phân hợp

Khác với quy nạp câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn thì các cách diễn dạt đoạn văn như diễn dịch, song hành và tổng phân hợp câu chủ đề ở các vị trí khác nhau.

Đối với phương thức diễn dịch là cách trình bày đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, có thể kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết.

Đoạn văn được viết theo cách tổng phân hợp là đoạn văn được phối hợp giữa diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề., song hành và tổng phân hợp.

Đối với đoạn văn song hành thì sẽ không có câu chủ đề mà các câu trong đoạn đều có vị trí và vai trò như nhau.


Các phương thức trên đều là các cách viết quen thuộc trong văn học và được sử dụng nhiều do đó bạn đọc nhất là học sinh cần nắm rõ để tránh nhầm lẫn với nhau.

Ví dụ đoạn văn viết theo cách quy nạp

Để làm rõ nội dung hơn về vấn đề quy nạp là gì? Chúng tôi trình bày mẫu đoạn văn được viết theo phương thức quy nạp.

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn về chủ đề tự chọn có sử dụng cách thức quy nạp.

Ngày nay chúng ta có được cuộc sống ấm no hạnh phúc nhờ công lao vô cùng to lớn của các vị Vua Hùng và biết bao chiến sĩ đã hi sinh mồ hôi xương máu cho dân tộc. Mỗi dịp lễ lớn đất nước luôn ghi công và nhắc nhở người dân nhất là các thế hệ trẻ trước công lao của các vị anh hùng dân tộc. Điển hình như ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10-3, ngày thương binh liệt sĩ 27-7 hàng năm… Không chỉ vậy với những người có ơn, có công dậy dỗ hay giúp đỡ cũng được quý trọng và tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Hiện nay các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, ghi nhớ công lao hay dọn vệ sinh mộ thương binh, thăm mẹ già neo đơn,… được diễn ra thường xuyên trên mọi miền tổ quốc. Có thể thấy uống nước nhớ nguồn là đạo lý muôn đời của nhân dân Việt luôn được gìn giữ và phát huy.

Trong đoạn văn dẫn chứng về truyền thống uống nước nhớ nguồn thì câu chủ đề là câu “Có thể thấy uống nước nhớ nguồn là đạo lý muôn đời của nhân dân Việt luôn được gìn giữ và phát huy” được đặt ở cuối đoạn văn. Các câu trên giải thích dẫn chứng cho câu chủ đề.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung quy nạp là gì.

Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.