Kiến Giả Nhất Phận Là Gì - Anh Em Kiến Giả Nhất Phận Nghĩa Là Gì

-

Bố mẹ chồng tôi sinh được ba người con gồm: Chồng tôi, em trai và một cô em gái út. Em gái chồng tôi bị khuyết tật bẩm sinh, không có khả năng tự nuôi mình. Sau khi cưới, vợ chồng tôi và vợ chồng em trai mua nhà sống riêng bên ngoài, còn bố mẹ chồng sống cùng con gái út ở quê.

Bạn đang xem: Kiến giả nhất phận là gì


Hai năm gần đây, bố mẹ chồng tôi lần lượt qua đời. Khi lâm chung, ông bà thống nhất với hai con trai để lại ngôi nhà ở quê cho con gái út tật nguyền. Khoản tiền để sinh sống chính là khoản thu nhập từ căn phòng mặt tiền cho thuê. Như vậy, cô sẽ không phải nhờ cậy ai nuôi mình sau này. Hai con trai nhường phần tài sản thừa kế từ ngôi nhà cho em gái xem như là phần hỗ trợ nuôi em suốt đời khi bố mẹ không còn. Với cách phân chia đó, ông bà xem như “anh em kiến giả nhất phận”, không ai tranh dành về tài sản thừa kế, cũng như trách nhiệm đối với cô em gái tật nguyền. Chồng tôi và em trai đồng ý với cách phân chia đó.

Anh chị em "kiến giả", nhưng không "nhất phận".

Sau khi bố mẹ chồng tôi mất được một thời gian, em gái chồng tôi được một người đàn ông cùng hoàn cảnh yêu, và tiến tới hôn nhân. Hơn một năm chung sống, em gái tôi bị chồng lừa bán nhà, chiếm đoạt hết tài sản rồi ly hôn. Bây giờ, em gái chồng tôi trở thành người không có tài sản, không tự nuôi sống mình.

Do quan niệm “anh em kiến giả nhất phận” và đã dành phần thừa kế cho em gái trước đó nên chồng tôi và em trai thấy mình không có trách nhiệm với em nữa. Họ bàn nhau đưa em gái vào trung tâm nhân đạo sống. Thế nhưng, họ hàng lại bảo anh em họ phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi em gái đến hết đời. Nếu không thì sẽ vi phạm pháp luật. Tôi muốn hỏi, tại sao chúng tôi lại phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi em gái chồng khi đã “kiến giả nhất phận”? Trong trường hợp này, nếu chúng tôi không chu cấp nuôi dưỡng em gái chồng có vi phạm pháp luật không?

Lehoangoanh080
gmail.com

Xét về tình lẫn lý, vợ chồng bạn và em trai vẫn phải có trách nhiệm nuôi dưỡng cô em gái tật nguyền không có tài sản và khả năng tự nuôi sống mình. Đạo đức gia đình không cho phép người thân ruột thịt bỏ rơi nhau khi hoạn nạn, khó khăn, đặc biệt là tật nguyền không có khả năng nuôi sống bản thân. Dù ban đầu, mọi thành viên trong gia đình chồng bạn đã thỏa thuận phần tài sản để em gái có nguồn sống. Nhưng, trong hoàn cảnh này, cô ấy cần có sự cấp dưỡng từ người thân.

Về luật pháp, nghĩa vụ cấp dưỡng trong gia đình được quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Theo đó, khoản 1 Điều 107 quy định: Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em, Điều 112 quy định: Trong trường hợp không còn cha mẹ, hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình, hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Hẹn Giờ Đăng Bài Trên Facebook Bằng Điện Thoại

Đồng thời, Điều 119 cũng quy định trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó: Người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội Liên hiệp Phụ nữ.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức trên yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Bác tra bằng chữ quốc ngữ thì không đúng nghĩa đâu.見 者 一 分 (kiến giả nhất phận).見 (kiến) https://hvdic.thivien.net/whv/見者 (giả) https://hvdic.thivien.net/whv/者一 (nhất) https://hvdic.thivien.net/whv/一分 (phận) https://hvdic.thivien.net/whv/分kiến: là chỉ chính kiến, ý kiến ....giả: là chỉ người (ví dụ như ký giả, học giả ...)Nghĩa của cả câu: mỗi người có chính kiến và có một số phận (ý nghĩa mang tính chất tự chủ của mỗi con người).Chả hiểu sao lại bị ghép thêm quan hệ anh em vào, biến thành ý nghĩa thân ai nấy lo.
Cái câu "kiến giả nhất phận" về nghĩa nó cũng chỉ mỗi người 1 số phận nhưng nó cũng không phải phân tách thành tiếng Hán kiểu mỗi người 1 chính kiến gì đâu mợ. Thật ra câu đó như 1 câu nói thông thường : kiến (nhìn) giá (mỗi người) nhất (một) phận (số phận): nhìn mỗi người thì mỗi người 1 số phận, nói nôm na là "người nào phận nấy", các cụ nho nhà mình khi răn dạy con cái gia đình thường hay nói câu này nên về sau mọi người hay bắt chước: anh em kiến giả nhất phận, chị em kiến giả nhất phận , anh em đồng đội kiến giả nhất phận. CÒn về nghĩa trong từ điển "anh em trong gia đình phận ai nấy lo" nhiều khả năng là trích từ Từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Lân vì cụ Nguyễn Lân nổi tiếng về việc lấy 1 nghĩa cụ thể rồi khái quát thành nghĩa chung của từ, cụm từ, tục ngữ...
Tiến 1 bước là sông sâu trăm thước / Lùi nửa thân là non dựng mấy tầngẤy chính Thủy Sơn Kiển, có cụ nào giống em không ạ (b)?
*

Nếu vợ không OK thì mặc kệ hử cụ?. Nhiều cụ làm gì cũng bàn cũng hỏi vợ; em thì chả hỏi làm gì cho mệt. Mình làm gì là việc mình, tiền mình có mình cứ làm thôi, ko phải báo cáo.
Theo em nghĩ cụ thế là chưa đúng hoàn toàn đâu.Em không nói chuyện giúp anh em mà trong mọi chuyện. Khi kết hôn, tiền trong nhà dù ai làm ra cũng là của chung. Khi cụ tiêu đến một mức nào đó (theo từng gia đình) thì cần thỏa thuận với vợ/ chồng để đạt được đồng thuận trong gia đình. Chứ cụ coi là việc của cụ, tiền của cụ cụ cứ làm. Vợ cụ cũng ý nghĩ và việc làm tương tự thì còn gì là một gia đình.Khi cụ làm và tiêu tiền theo ý mình, vô hình chung cụ đã đẩy vợ cụ vào thế người phụ thuộc trong gia đình. Và em thật, đó là nguồn cơn xảy ra rất nhiều việc không yên ổn trong tương lai. Nhất là khi việc làm đó thất bại, tiền đội nón ra đi.Hãy coi vợ là bạn đời, người có quyền và nghĩa vụ tương đương với mình, là đối tác có 50% cổ phần trong công ty mang tên gia đình để có hướng hành xử phù hợp.Em góp ý vậy với cụ, cụ ạ.