KINH NGHIỆM CHƠI GAME NIOH: COMPLETE EDITION, KINH NGHIỆM CHƠI NIOH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
{:vi}Bữa giờ chém gió khá nhiều, hôm nay người viết xin giới thiệu về cách xây dựng nhân vật (build character) trong Nioh. Nếu đã từng chơi qua game nhập vai, dạng cổ điển (turn-base, dungeon & dragon…) hoặc hiện đại (action-rpg) có lẽ bạn đã quen đến các lớp nhân vật (class) hay các nghề nghiệp (job)
Đặc điểm chính của game RPG là cho phép người chơi xây dựng một nhân vật theo ý thích của mình, đồng thời mang hơi hướm của chính người chơi đó (phong cách chiến đấu, trang bị…) Với Nioh, tuy là một game mang tính hành động cao, cái gốc của game vẫn là nhập vai. Cách xây dựng nhân vật trong Nioh chủ yếu thể hiện qua các điểm số của nhân vật chính William (stats)
Bài viết sẽ giới thiệu về các thông số của nhân vật và cách nó ảnh hưởng đến vũ khí trong game – một cách khá cơ bản. Bạn đang xem: Kinh nghiệm chơi game nioh: complete edition
STATS – CHỈ SỐ NHÂN VẬT
Trong Nioh cấp độ nhân vật được quy định bằng chỉ số cơ bản, thay vì mỗi lần lên cấp bạn sẽ được nâng một số điểm nhất định – đặc điểm thường thấy ở các game nhập vai truyền thống, trong Nioh mỗi điểm sẽ tương ứng với một cấp độ của nhân vật – tương tự như dòng Souls nổi tiếng của From Software (Người viết không chắc có phải Souls tiên phong cho cơ chế này hay không?)
Trong game bạn có thể nhấn Option để có thông tin về các chỉ số, bên dưới sẽ là diễn tả chi tiết về mỗi chỉ số
Như vậy, tùy vào lựa chọn của bạn trong 6 vũ khí (Katana – Kiếm, Dual Katana – Song Kiếm, Spear – Thương, Axe – Phủ, Kusarigama – Xích, Odachi -Trường Kiếm ) bạn sẽ nâng cho mình điểm số thích hợp. Dưới đây là 3 phần cơ bản theo cảm nhận của người viết
NÂNG CHỈ SỐ VŨ KHÍ LÊN MỨC CAO NHẤT CÓ THỂ (99)Vào đầu game, đơn giản nhất, hãy lựa một vũ khí mà mình thích và tăng điểm cho vũ khí đó – việc này sẽ tối ưu hóa sát thương cũa vũ khí bạn đang sử dụng.
CÁC CHỈ SỐ BỖ TRỢNếu nhìn sơ qua sự tương ứng giữa các chỉ số trên và vũ khí, có thể thấy ngoài 5 chỉ số hỗ trợ sát thương vũ khí (STRENGHT ảnh hưởng tới cả Odachi và Axe) chúng ta có 3 chỉ số khác lần lượt là STAMINA, MAGIC & SPIRIT.
Với STAMINA, bạn sẽ tăng khả năng mang vác, việc này sẽ cho phép bạn mang các bộ giáp nặng hơn, đồng thời hỗ trợ cho chỉ số Agility – Một chỉ số phụ thể hiện độ linh hoạt của nhân vật, với A là mức cao nhất, ở mức này, lượng Ki tiêu tốn khi né và ra đòn sẽ ở mức thấp nhất. Agility thấp nhất sẽ là C, được xem là một trong những mức không thể sử dụng.
Các dòng chỉ số bị mờ do không đủ 18 Strength để sử dụng trang bị
Lý do cho việc này do bạn chưa đủ chỉ số nội tại để sử dụng những trang bị này, chỉ số chống đỡ của các trang bị này vẫn có thể có tác dụng, tuy nhiên các dòng chỉ số bị làm mờ sẽ không có tác dụng gì.
Điều này dẫn đến việc bạn cũng sẽ phải bỏ một vài điểm vào các chỉ số này nếu bạn muốn sử dụng những trang bị một cách hiệu quả.
Như vậy, ở lần chơi đầu tiên, bạn hãy tập trung vào chỉ số chính của vũ khí yêu thích của mình, sau đó nâng vào các chỉ số yêu cầu của giáp trụ một lượng điểm vừa đủ. Đối với các chỉ số bổ trợ, bạn hãy nâng theo phong cách chơi của mình. Mục đích ở lần chơi đầu tiên (Way of the Samurai) là maximum chỉ số chính của vũ khí, kết thúc lần chơi này, bạn cũng sẽ có một lượng điểm kha khá ở một chỉ số thứ hai – thông thường là vũ khí mà bạn sử dụng kèm theo. Điều này cũng mở đường cho chế độ Way of The Strong, nơi bạn tiếp tục con đường cày cuốc với chỉ số thứ hai.
Bên trên là giới thiệu về các chỉ số và quy tắc build thông dụng, các bài viết sau sẽ giới thiệu các cách build phổ biến.
Nếu có thiếu sót hoặc thắc mắc, hãy để lại comment và mình sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất! STAY TUNE!
Nioh là một game rất khó và gian khổ nếu bạn là một người mới bắt đầu, các mẹo nhỏ dưới đây phần nào sẽ giúp được bạn đấy.
1: Trong Nioh, kiên nhẫn là đức tính tốt
Ở Nioh mà bất cứ thứ gì trên đường cũng có thể cho bạn lên đường, Boss thì vừa mạnh vừa trâu bò lại thêm cái thanh Ky nữa nên việc đầu tiên là chúng ta cần phải kiên nhẫn. Kiên nhẫn để chờ cơ hội ra đòn, kiên nhẫn để không qua say máu mà đánh bậy và kiên nhẫn để có thể ngồi hàng giờ chỉ để đánh 1 con Boss khó nhằn. Trong Nioh không có chỗ cho sự gấp gáp, đầu tiên là bạn bắt buộc phải hồi Ky mới đánh nhau được, hơn nữa một con Boss đang gần hết máu hoàn toàn có thể cho bạn lên đường chỉ với một đòn đánh thôi.
Nioh là một game RPG từ Nhật nên có rất nhiều thứ để cày, từ cấp độ, vũ khí, áo giáp, các Boss ẩn và hàng chục thứ khác. Cho nên là muốn nhanh cứ phải từ từ, kiên nhẫn là đức tính tốt nhất khi chơi Nioh.
2: Thuần thục Ky Pulse
Khi đánh xong một đòn, một làn khí màu trắng sẽ bao quanh người William, nếu bạn chờ nó gần tan hết và nhấn R1 thì sẽ được hồi Ky rất đáng kể, kỹ thuật này được gọi là Ky Pulse. Đây là cách giúp bạn hồi Ky sau một chuỗi tấn công dài, cực kỳ lợi hại khi đánh Boss hoặc cần phòng thủ khi lỡ đà. Ky Pulse còn có tác dụng thanh tẩy những vùng ô uế do bọn Yokai tạo nên khiến Ky của bạn hồi chậm, cho nên thuần thục kỹ năng này sẽ giúp bạn tăng ít nhất 30% sức mạnh khi chơi Nioh rồi đấy.
3: Dùng quen tay một loại vũ khí
Có tổng cộng 6 loại vũ khí trong Nioh và tất nhiên bạn không cần thiết phải biết hết chúng, đối với người mới chơi thì chọn một loại vũ khí cảm thấy thuận tay nhất sẽ tốt hơn là cái nào cũng thử. Nioh là một game khó và có thời lượng rất dài, bạn hoàn toàn có thể quay trở lại những khu vực cũ với trang bị mạnh hơn để tập luyện những vũ khí mới cho thuần thục. Vũ khí cũng có các thanh gọi là “quen tay”, khi bạn tối đa thì chúng sẽ mở ra các chỉ số ẩn mới do đó đừng nên đổi vũ khi liên tục.
Xem thêm: Xem Ngay: Ấn Tượng Với 10+ Cách Phóng To Hình Ảnh Trên Máy Tính Cá Nhân
Nioh: Giới thiệu các loại vũ khí trong game
Nioh là một game Action RPG mang đậm phong cách Nhật Bản, do đó các món vũ khí trong game đều là những món “quốc hồn quốc túy” của quốc đảo Mặt trời mọc.
Đối với những người lần đầu chơi Nioh thì: Giáo và Katana là 2 loại vũ khí tốt nhất, chúng sử dụng rất đơn giản, có tầm tấn công xa và sát thương rất khá, nên nhớ “một nghề cho chín còn hơn chín nghề” nhé.
4: Đừng bao giờ offering vũ khí để lấy Amrita
Các món vũ khí rác bạn nhặt được trong quá trình chơi, ngoài việc đem phi shop kiếm chút bạc lẻ thì có thể dùng chúng để “cúng” tại các ngôi đền để đổi lấy Amrita và vài item lặt vặt. Thực ra điều này là không nên vì số lượng Amrita trả lại rất hạn chế, chỉ khoảng vài ngàn điểm là tối đa trong khi về sau cần tới mấy chục ngàn điểm để lên một cấp. Item thì cũng chả có gì đặc biệt ngoài vài lọ Elixir hay mấy bình giải độc có đầy trên đường.
Có một cách tốt hơn để tận dụng đống rác này là đem vào chỗ thợ rèn và rã (Disassemble) chúng để lấy nguyên liệu rèn đồ, quái trong Nioh (trừ Boss) gần như là rất ít rơi ra nguyên liệu, cho nên nguồn ổn định nhất là đến từ vũ khí. Về sau bạn sẽ phải sử dụng chúng rất nhiều trong việc rèn vũ khí mới, cũng như cường hóa chúng, cho nên là nếu không trữ từ đầu thì không thể nào đủ được.
5: Tìm kiếm Kodama
Khi đến các điểm save là những đền thờ dọc trong màn chơi, bạn sẽ thấy những chú yêu tinh nhỏ độ mũ xanh đứng ở trên. Chúng gọi là những Kodama, là các tinh linh mang đến may mắn trong thần thoại Nhật Bản. Các Kodama rải rác khắp những màn chơi chính, bạn có thể tìm rồi hướng dẫn chúng quay trở lại đền để nhận được các phần thưởng rất tuyệt vời. Cứ mỗi 5 Kodama tìm được sẽ cho bạn thêm 1 Elixir khởi đầu, cũng như các chỉ số phụ tùy chọn như: tăng thêm lượng Amrita tìm được hoặc tăng cơ hội nhặt được vũ khí xịn.
Nioh: Giới thiệu và hướng dẫn cách đánh Boss trong game
Nioh là một game lấy từ huyền thoại Nhật Bản, nên tất cả các quái vật đều mang một nét độc đáo rất riêng.
Kodama thường nằm ở những góc khuất trong các màn chơi, do đó tìm chúng hơi mất thời gian nhưng rất đáng giá. Đừng bao giờ bỏ qua lũ yêu tinh xanh lá cây này, chúng có lợi hơn bạn nghĩ rất nhiều đấy.
6: Không bao giờ đánh với nhiều kẻ địch cùng lúc
Tôn chỉ trong Nioh là Samurai luôn luôn đấu tay đôi chứ không chơi hội đồng, điều này có nghĩa là bạn chỉ nên 1v1 thôi, không bao giờ đánh khi có nhiều hơn 2 kẻ địch trước mặt. Quái vật trong Nioh rất mạnh, bất kỳ một chú lính thường nào cũng có thể một chém nửa bình của bạn như bỡn và William không biết nhảy cao nên nếu mà bị hội đồng thì tỉ lệ chết là rất cao. Một điều nữa là mỗi màn chơi luôn có các mini boss cản đường, lũ này thì mạnh chả kém gì Boss chỉ cái là ít máu hơn thôi, đánh tay đôi cũng đủ chết chứ đừng nói là 1 chấp nhiều.
7: Làm nhiệm vụ phụ
Ngoài những nhiệm vụ chính theo cốt truyện, Nioh còn có những nhiệm vụ phụ ngắn tùy màn chơi. Những nhiệm vụ phụ này cho bạn rất nhiều thứ như: các Guardian Spirits mới, những set đồ bộ loại xịn hoặc trang bị độc nhất vô nhị theo từng nhân vật. Đây cũng là nơi “cày” Amrita cực tốt vì thường nó ngắn hơn màn chơi chính rất nhiều, nơi tốt để bạn chuẩn bị cho hành trình tiếp theo, vì thế nên đừng bao giờ bỏ lỡ các nhiệm vụ phụ nhé.
8: Tối đa hóa các chỉ số
Trong Nioh có tổng cộng 8 chỉ số, khi tăng vào một chỉ số bạn cũng sẽ tăng sát thương của vũ khí tương ứng. Trong những chỉ số này có những thứ bạn cần lưu ý:
– Strength và Stamina sẽ giúp bạn tăng chỉ số mang vác, đeo các loại giáp nặng dễ dàng hơn. Nhưng không nên chú trọng lắm vào Stamina vì về sau có rất nhiều loại áo giáp tốt hơn, hoặc bạn có thể cường hóa để khiến chúng nhẹ hơn dễ dàng. Riêng Strength thì tăng sát thương cho rìu nên không vấn đề gì.
– Spirit là chỉ số rất quan trọng vì nó giúp mở khóa bonus của các Guardian Spirits, nhiều người hay bỏ quên vì thấy nó không tăng gì đáng kể, nhưng bạn nên tăng song song Spirit trong quá trình chơi vì Guardian Spirits càng về sau càng lợi vì chúng tăng sức mạnh tính theo phần trăm tổng.
– Cả Dexterity và Magic đều tăng cả điểm skill của Ninjutsu lẫn Onmyo, cũng như số lượng đồ Ninja lẫn bùa mà bạn có thể mang theo. Cần tối thiểu là 10 điểm vào đây để làm được nhiệm vụ phụ mở khóa các kỹ năng mạnh hơn, về cuối game thì 2 nhánh này là thứ chiếm 50% sức mạnh khi đánh Boss.