NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG LÀ GÌ ? NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG (CENTRAL BANK) LÀ GÌ
Ngân hàng trung ương chính là ngân hàng của các ngân hàng, giúp ổn định tiền tệ của một quốc gia và ngân hàng trung ương là cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tiền tệ của mỗi quốc gia. Ở bài viết này, taichinh.vip sẽ cùng bạn tìm hiểu về khái niệm ngân hàng trung ương cũng như chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng của nó trong việc hỗ trợ nền kinh tế.
Bạn đang xem: Ngân hàng trung ương là gì
Ngân hàng trung ương là gì?
Ngân hàng trung ương tiếng Anh gọi là Central Bank có nghĩa là ngân hàng trung tâm. Đây là một cơ quan trực thuộc nhà nước nên có nhiều gọi là ngân hàng nhà nước.
Cơ quan này chịu trách nhiệm thi hành các chính sách tiền tệ của nhà nước, giúp ổn định giá trị của tiền tệ, kiểm soát lãi suất của ngân hàng và hỗ trợ các ngân hàng thương mại đang cần được hỗ trợ. Dù là ngân hàng trực thuộc chính phủ nhưng ngân hàng trung ương vẫn có một mức độ độc lập với Chính phủ, không hoàn toàn phụ thuộc vào Chính phủ.
Ngân hàng có quan trọng không
Ngân hàng trung ương có vai trò cực kỳ quan trọng đem đến nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước, góp phần làm cho kinh tế tăng trưởng và ổn định hơn.
Thực trạng hiện nay của nước ta là số lượng người dân vay nợ nhiều nhưng lại chưa có khả năng để trả. Nếu ngân hàng trung ương cung cấp quá nhiều tài chính sẽ kéo theo giá cả tăng và tình trạng lạm phát sẽ rất dễ diễn ra một cách mất kiểm soát.
Tình trạng siêu lạm phát của quốc gia Zimbabwe vào thời gian năm 2009 là do chính phủ đã in quá nhiều tiền, làm cho đồng tiền mất giá và dẫn ra tình trạng lạm phát ngoài tầm kiểm soát.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chuyển tiền từ sim này sang sim khác cực đơn giản
Kết luận
Như vậy có thể thấy được rằng ngân hàng trung ương luôn có một tầm quan trọng rất lớn trong một đất nước, nếu ngân hàng trung ương xây dựng hoạt động không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Tài Chính Vip hy vọng với những thông tin bổ ích từ bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức tài chính kinh tế thú vị.
Chức năng của ngân hàng trung ương được phân bổ thành 3 nhóm chính, tập trung phát triển từng danh mục riêng. Nhìn chung, đây chính là đơn vị ngân hàng độc quyền trong việc phát hành và quản lý tiền tệ cũng như hoạt động ngân hàng. Cùng Career
Builder khám phá thêm qua bài viết dưới đây nhé.
Tổng hợp tên gọi và thông tin đầy đủ của các chức vụ trong ngân hàng
Chuyên viên khách hàng quan hệ doanh nghiệp là gì?
Học tài chính ngân hàng ra làm gì? Có dễ xin việc khi ra trường không?
Nhân viên ngân hàng là gì? Tổng hợp các kỹ năng cần thiết để thành công
Ngân hàng trung ương là gì? Ngân hàng trung ương có phải là ngân hàng Nhà nước không?
Ngân hàng trung ương hay ngân hàng dự trữ là cơ quan đặc trách trong việc quản lý hệ thống tiền tệ, chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ của một quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Mục đích chính của quá trình vận hành là ổn định giá trị tiền tệ, cung tiền, kiểm soát lãi suất và hỗ trợ các ngân hàng thương mại đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Hầu hết các ngân hàng trung ương đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, tuy nhiên vẫn giữ mức độ độc lập nhất định đối với Chính phủ. Tại Việt Nam, Ngân hàng Trung ương của nước CHXHCN Việt Nam chính là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đảm trách việc quản lý các hệ thống tiền tệ của quốc gia.
Tầm quan trọng của ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương đóng vai trò rất quan trọng, đảm trách việc quản lý các hệ thống tiền tệ của một quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Nhiệm vụ cụ thể là phát hành giấy bạc, thực hiện một số chức năng quản lý tiền tệ nhất định, bao gồm:
Ổn định giá trị tiền tệ.Ổn định nguồn cung tiền trong nước.Kiểm soát mức lãi suất nhằm ổn định nền kinh tế.Hỗ trợ các vấn đề của ngân hàng thương mại để tránh nguy cơ đổ vỡ.Nếu quốc gia không có ngân hàng trung ương thực hiện hoạt động quản lý và điều tiết thì quá trình vận hành hệ thống các ngân hàng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Nói cách khác, đây là định chế tài chính quan trọng, không thể thiếu ở mỗi quốc gia, giúp ổn định tiền tệ nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đó là lý do tại sao trong nhiều năm trở lại đây, Chính phủ các nước luôn tập trung chú trọng xây dựng ngân hàng trung ương phát triển vững mạnh.
Các chức năng của ngân hàng trung ương là gì?
Chức năng của ngân hàng trung ương được chia thành 3 nhóm chính, bao gồm:
Chức năng phát hành tiền
Đây là chức năng cơ bản và quan trọng của ngân hàng trung ương. Tại hầu hết các quốc gia, ngân hàng trung ương là cơ quan tài chính duy nhất có quyền thực hiện phát hành tiền tệ. Ngoài ra, tại một số quốc gia khác, cơ quan này còn là đơn vị duy nhất phát hành tiền giấy, trong khi đó, các loại tiền bổ trợ khác như tiền kim loại sẽ do Chính phủ phát hành.
Chức năng ngân hàng của các ngân hàng
Đây là chức năng thứ hai của ngân hàng trung ương. Cụ thể, cơ quan là ngân hàng của các ngân hàng vì không tham gia vào hoạt động kinh doanh tiền tệ và tín dụng trực tiếp trong nền kinh tế, chỉ thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đối với ngân hàng trung gian, bao gồm:
Mở tài khoản và nhận tiền gửi từ ngân hàng trung gian: Ngân hàng trung ương đảm trách việc nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian trên cả nước dưới hình thức tiền gửi thanh toán và tiền gửi bắt buộc. Tiền gửi dự trữ bắt buộc là khoản tiền dự trữ mà ngân hàng trung ương yêu cầu bắt buộc ngân hàng trung gian phải gửi lại. Số tiền này đảm bảo khả năng chi trả của ngân hàng trung gian trước nhu cầu rút tiền từ khách hàng. Trong khi đó, tiền gửi thanh toán là khoản tiền mà ngân hàng trung gian buộc phải duy trì thường xuyên tại tài khoản thuộc ngân hàng trung ương. Mục đích chính là phục vụ nhu cầu thanh toán tiền, đáp ứng nhu cầu giao dịch với ngân hàng trung ương và chi trả cho các ngân hàng khác. Cấp tín dụng cho ngân hàng trung gian: Đây là yếu tố không thể bỏ qua khi đề cập đến chức năng của ngân hàng trung ương. Cụ thể, ngân hàng trung ương thực hiện hoạt động cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian thông qua tái chiết khấu chứng từ có giá ngắn hạn. Nói cách khác, đây là hình thức cấp vốn của ngân hàng trung ương cho các ngân hàng trung gian trong việc mở rộng hoạt động tín dụng. Ngoài ra, cơ quan còn đóng vai trò bảo vệ ngân hàng trung gian khỏi nguy cơ phá sản bằng tín dụng. Đây đồng thời còn là trung tâm thanh toán, bù trừ tiết kiệm chi phí thanh toán, luân chuyển vốn cho ngân hàng trung gian cũng như nền kinh tế xã hội.Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân làm công việc gì?
Kế toán ngân hàng là gì? Nhiệm vụ, công việc của kế toán ngân hàng
Cách tính lãi suất kép, lãi suất ngân hàng, lãi suất tiết kiệm siêu lợi nhuận và chính xác nhất
Chức năng ngân hàng của chính phủ
Tại nhiều quốc gia, ngân hàng trung ương còn đóng vai trò quản lý tiền tệ của Chính phủ. Cụ thể, Chính phủ sẽ mở một tài khoản giao dịch không lãi suất tại đây. Tuy nhiên ở Việt Nam, kho bạc mới đảm nhiệm chức năng này.
Tại sao nói ngân hàng trung ương Việt Nam là ngân hàng của chính phủ?
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, hầu hết các ngân hàng trung ương đều sẽ độc lập với Chính phủ về mặt quản lý, pháp lý, mục tiêu và hoạt động. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Nghị định 156 đã nêu rõ:
Ngân hàng Trung ương của nước CHXHCN Việt Nam là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thuộc sở hữu của Nhà nước đồng thời là cơ quan trực thuộc Chính phủ, do đó không độc lập về pháp lý. Ngân hàng Trung ương của nước CHXHCN Việt Nam được xây dựng chỉ tiêu lạm phát, tuy nhiên quyền phê duyệt vẫn thuộc về Chính phủ, nên vẫn chưa có quyền độc lập khi ra quyết định mục tiêu chính sách. Ngân hàng Trung ương của nước CHXHCN Việt Nam có quyền thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia, nhưng việc hoạch định này vẫn chịu tác động từ Chính phủ về mục tiêu lạm phát, nên không độc lập trong hoạt động. Những quy định về công tác điều hành hoạt động của Ngân hàng Trung ương thuộc nước CHXHCN Việt Nam đều do Chính phủ Nhà nước ban hành nên không độc lập trong việc quản lý hoạt động của mình.Bởi những yếu tố trên, Ngân hàng Trung ương nước CHXHCN Việt Nam vẫn chỉ là cơ quan thuộc Chính phủ, không độc lập như nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Cơ hội việc làm ngân hàng tại Career
Builder
Hiện nay, số lượng ngân hàng, phòng giao dịch,... đã và đang mở rộng mạng lưới khắp cả nước. Do đó, cơ hội việc làm thuộc lĩnh vực này rất lớn. Dựa theo khảo sát của Vietnam
Salary, mức lương trung bình của ngành tài chính ngân hàng là 9 triệu đồng/tháng, tùy theo từng chức vụ và kinh nghiệm. Dưới đây là một số vị trí đang được tuyển liên tục với số lượng lớn: