Posm Trong Marketing Là Gì ? Các Ví Dụ Về Posm Làm Thế Nào Để Marketer Tạo Ra Posm Nổi Bật

-

Tomorrow Marketers – Point Of Sales Material (POSM) là tổng hợp tất cả vật dụng hỗ trợ cho việc bán hàng tại địa điểm bán lẻ, hội chợ, triển lãm để góp phần nhận diện thương hiệu. Chúng được nhắc đến nhiều nhất trong ngành hàng FMCG – ngành hàng mà quyết định mua hàng dễ dàng thay đổi bởi các yếu tố chi phối xung quanh. 

POSM được trưng bày tại tất cả những nơi “gặp mặt” của người tiêu dùng và sản phẩm, xuất hiện nhiều nhất tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, sự kiện. Do vậy, mức giá doanh nghiệp phải chi trả cho loại hình này cũng linh hoạt từ vài trăm ngàn đến vài chục triệu cho mỗi vật dụng trưng bày hàng tháng.

Bạn đang xem: Posm trong marketing là gì

Trong bài viết này, Tomorrow Marketer sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về từng vật dụng trong POSM để có chiến thuật sử dụng hợp lý nhé!

1. Poster

Poster được hiểu là ấn phẩm truyền thông dùng để dán, thể hiện qua những hình ảnh đồ họa. Thông thường poster được thiết kế với kích thước 40cmx60cm hoặc 50cmx70cm, phù hợp để dán dọc tường hoặc cửa sổ, đủ để cho mọi người có thể nhận thấy và đọc được trong khoảng cách tương đối gần. Poster được dán nhiều nhất trong các cửa hàng tiện lợi, các cửa hàng bán lẻ, chợ.

2. Leaflet

Leaflet được nhận diện khá giống tờ rơi và các mẫu brochure nhưng được thiết kế đẹp mắt và tiện lợi. Thông thường, leaflet được in khổ A5 hoặc A4, thuận tiện cho hành vi cầm nắm của người tiêu dùng. Leaflet mang tính chất giới thiệu hoặc hướng dẫn sử dụng và được trưng bày tại các kệ chính, ụ khuyến mãi hoặc được PG (promotion girl) phát trực tiếp tại sự kiện, hội chợ.

*

3. Standee

Standee xuất hiện tại hầu hết các hội chợ, cửa hàng tiện lợi và triển lãm hàng tiêu dùng. Thông thường, standee được thiết kế với kích thước 0.6×1.6m hoặc 0.8×1.8m, có giá đỡ gọn gàng. Standee được sử dụng nhiều vì thiết kế nhỏ gọn, rẻ, có thể di chuyển, linh hoạt thay ảnh mà không cần thay toàn bộ giá đỡ.

4. Sticker

Sticker được hiểu là nhãn dán hoặc hình ảnh minh họa nào được dán lên sản phẩm, kệ hay bất cứ vị trí nào diện tích nhỏ cần thể hiện thông tin. Sticker được thiết kế đa dạng với nhiều hình dạng khác nhau, thường là các hình ảnh vui nhộn, dễ thương.

*

5. Booth

Booth được hiểu là booth quảng cáo hay booth bán hàng, là khoảng không gian được sử dụng để trưng bày sản phẩm và quảng bá cho sản phẩm của mình. Booth được sử thiết kế đa dạng và thường có 2 – 5 nhân viên phụ trách. Doanh nghiệp có thể chủ động tổ chức booth tại các trường đại học, công ty,…nhưng thông thường booth được đặt nhiều nhất là các sự kiện trưng bày sản phẩm để thu hút người tham gia, đổi quà.

6. Divider

Divider xuất hiện nhiều nhất tại các siêu thị. Divider thường được đặt tại các kệ chính và dùng để phân chia các kệ sản phẩm. Tại các siêu thị, divider được thiết kế theo hướng dọc để không chiếm diện tích di chuyển của khách hàng nhưng vẫn đủ để làm nổi bật sản phẩm.

*

7. Wobbler

Wobbler có thiết kế gần giống như Sticker nhưng với kích thước lớn hơn và được treo tại các kệ chính trong siêu thị, mini-mart, cửa hàng tiện lợi. Wobbler thường được sử dụng để thể hiện giá và chương trình khuyến mãi cho người dùng và thường không bị tính phí trong siêu thị.

*

8. Tester

Tester được hiểu là mẫu thử sản phẩm. Được thiết kế với kích thước nhỏ hơn hoặc bằng sản phẩm chính và trưng bày chủ yếu tại các dòng sản phẩm có mùi hương như nước hoa, xịt cơ thể, nước xả vải…

*

9. Gondola end

Gondola end hay còn gọi tắt là GE. Được thiết kế sáng tạo và chuyên nghiệp phù hợp với từng dòng sản phẩm. GE được đặt tại hai đầu các kệ để quảng bá thương hiệu, làm nổi bật sản phẩm (thường là sản phẩm mới), thu hút sự tập trung của khách hàng.

*

10. Check-out counter (COC)

COC hay còn được gọi là Check out counter được hiểu là giá để sản phẩm tại khu vực thanh toán trong các siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi. COC được sử dụng cho các mặt hàng hay quên mua như bàn chải, pin, các mặt hàng nhạy cảm như bao cao su, gel hoặc các sản phẩm ăn uống tiện mua như snack, socola, singum.

*

11. Display island

Display island được hiểu là các đảo trưng bày được dựng giữa siêu thị để làm nổi bật sản phẩm hay thu hút khách hàng về các thông tin khuyến mãi. Display island được dựng với số lượng lớn sản phẩm và được sắp xếp trưng bày với hình dạng sáng tạo. Siêu thị thu phí rất cao đối với hình thức trưng bày display island này.

12. Showcase

Showcase thường được hiểu là Showcase Cooler, là các hệ thống làm mát dùng để trưng bày sản phẩm cần giữ lạnh như thực phẩm tươi sống, rau củ quả, trái cây. Tuy nhiên, Showcase còn được dùng để chỉ những hộp trưng bày nhỏ đặt tại các kệ chính. Showcase được thiết kế đơn giản, trong suốt và thường được dán hình ảnh để làm nổi bật sản phẩm mới.

Xem thêm: ムシカゴ オルタナティブマーチ - 憧れのあの人を落とす108の方法 メンヘラ・ヤンデレ・地雷系

*

13. Dangler

Dangler được hiểu là các thiết kế được treo trên trần các siêu thị, trung tâm thương mại hay các cửa hàng tiện lợi. Dangler được sử dụng để thu hút tầm nhìn từ xa hoặc trên cao. Nội dung của dangler thường là hình ảnh sản phẩm, thông tin khuyến mãi hoặc các thông tin tính năng nổi bật của sản phẩm.

*

Tạm kết

Am hiểu tận tường các loại POSM và xác định đúng đặc điểm ngành hàng là bước chuẩn bị quan trọng để các Marketer cân nhắc mục đích sử dụng, từ đó cân đo đong đếm “túi tiền” của mình để chọn được kênh bán hàng hiệu quả 

Sắp xếp POSM chỉ là một trong những nghiệp vụ thú vị của một trade marketer. Nếu bạn tò mò về thế giới trade marketing, cũng như những kiến thức và kĩ năng cần có để gia nhập ngành Marketing, đừng bỏ lỡ khóa học Marketing Foundation của Tomorrow Marketers bạn nhé!

Bài viết thuộc bản quyền của Tomorrow Marketers, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.

POSM là từ viết tắt của “Point of Sale Materials”. Từ lâu POSM đã trở thành một trong những hình thức quảng cáo, marketing sản phẩm/dịch vụ được nhiều doanh nghiệp, đơn vị áp dụng. Vậy cụ thể POSM nghĩa là gì? 

POSM giúp quảng bá các thông tin, hình ảnh sản phẩm đến người tiêu dùng tại các điểm bán khác nhau, từ đó tăng khả năng nhận diện thương hiệu và tăng doanh thu. 


Mục lục nội dung:


POSM nghĩa là gì? 

POSM nghĩa là gì? POSM (còn được gọi là POPM hoặc POP) là viết tắt của thuật ngữ “Point of Sale Materials”. POSM thường được hiểu là vật phẩm trưng bày hay vật phẩm quảng cáo sản phẩm/dịch vụ tại điểm bán hay POSM tại điểm bán. POSM chứa các thông tin quảng cáo về sản phẩm, giúp người tiêu dùng hiểu và hứng thú về sản phẩm đó. 

Vậy cụ thể POSM nghĩa là gì? POSM được xem là một hình thức marketing, tiếp thị, truyền thông tin sản phẩm đến khách hàng tại điểm bán. POSM là một phần không thể thiếu của chiến lược truyền thông, chiến lược quảng bá sản phẩm hay xây dựng thương hiệu. Thuật ngữ POSM marketing ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong chiến lược kinh doanh của mình. 

Có nhiều dạng POSM khác nhau, phù hợp với nhu cầu, mục đích của các chiến dịch quảng cáo tại các công ty, doanh nghiệp. Tất cả các POSM đều được triển khai trên POP hoặc POS. Trong đó có thể kể đến một số dạng POSM thường được sử dụng trong chiến dịch quảng bá sản phẩm/thương hiệu như: Áp phích, Băng Rôn, tờ rơi, Posters, Dangler, biển cảnh báo, Dummy Boxes, Shelf Branding, Shelf Talker, Leaflets & Leaflets Dispenser, Wobblers,… 


*

Giải đáp thắc mắc POSM nghĩa là gì?


POSM nghĩa là gì? POP hay POS là gì?

Để hiểu cụ thể POSM nghĩa là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về POP hay POS trong POSM. POS là viết tắt của Point of Sale (điểm bán hàng), được xem xét dưới góc nhìn của người bán. Đây chính là điểm bán hàng mà người bán sử dụng để bán các sản phẩm cho khách hàng của mình. 

POP là viết tắt của Point of purchase ( điểm mua hàng) được xem xét dưới quan điểm của khách hàng. Điều này có nghĩa là POS & POP đều giống nhau nhưng được nhìn nhận khác nhau do mục đích của người bán và người tiêu dùng khác nhau.

POSM gồm những gì?

POSM nghĩa là gì, có bao nhiêu loại POSM được sử dụng trong các chiến dịch marketing hiện nay. POSM không có kích thước, hình dáng và loại cố định. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng POSM khác nhau, phù hợp với nhu cầu của các chiến dịch quảng bá, tiếp thị. Trong đó người ta dựa vào ứng dụng của POSM trong ngành bán lẻ để phân loại chúng thành các loại sau: 

Posters (Áp phích): Áp phích là biển báo được dán trên một mặt phẳng thẳng đứng như tường. Chúng thường có các kích thước sau: Lớn (24×36), Trung bình (18×24), Nhỏ (11×17) và khổ A4. Tùy thuộc vào mục đích/ thương hiệu/chủ đề mà các doanh nghiệp có thể chọn chất liệu Posters phù hợp. 

Danglers (Biển cảnh báo): Danglers là những biển báo được treo “lủng lẳng” trên tường/cửa của các cửa hàng bán lẻ. Một Dangler đơn giản nhất có thể chỉ là một mảnh giấy dày hình chữ nhật với chữ SALE trên đó. Mặt khác, nó có thể là một mô hình 3D của sản phẩm.

Standee: Standee được hiểu là một chân dựng được dùng để tờ in quảng cáo, ảnh hoặc banner cỡ nhỏ. Đây là một loại tư trưng bày tự đứng quảng bá cho một chương trình truyền thông/chiến dịch/chương trình. Nó thường được đặt bên ngoài cửa ra vào để thu hút sự chú ý của người qua đường. Standee có nhiều loại khác nhau như standee sàn, standee cuốn, standee cắt, standee canvas, standee MDF, standee LED, standee 3D, v.v.

Ruy băng: Các nhãn dán/ cờ ruy băng nhỏ được gắn trên cùng một sợi chỉ với trình tự khoảng cách đồng đều được gọi là cờ đuôi nheo trong thuật ngữ POSM. Ruy băng thường là một POSM được sử dụng trên cửa ra vào hoặc cửa sổ.

Các POSM khác: Các loại POSM chính khác là nhãn dán, wobblers, màn hình cửa sổ LED, thiết bị bay, màn hình đánh dấu acrylic, v.v. Tất cả những vật liệu này đều được sử dụng để quảng bá truyền thông cho thương hiệu.


*

POSM được hiểu là tất cả các vật phẩm nhằm trưng bày hàng hóa


Starbucks thành công nhờ chiến lược triển khai POSM như thế nào?

Chúng ta đã tìm hiểu tổng quan POSM nghĩa là gì, cũng như lợi ích, tính ứng dụng và cá loại POSM phổ biến.

Tập đoàn Starbucks là một chuỗi cửa hàng cà phê và nhà máy rang xay đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại Seattle, Washington. Là chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất thế giới, Starbucks được coi là đại diện chính cho làn sóng văn hóa cà phê thứ hai của Hoa Kỳ. Tính đến đầu năm 2020, công ty hoạt động trên 30.000 địa điểm trên toàn thế giới tại hơn 70 quốc gia.


*

Chuỗi Starbucks có trụ sở tại Mỹ và hoạt động ở hơn 70 quốc gia


Ngay từ đầu, Starbucks đã định hướng là một loại hình doanh nghiệp F&B đặc biệt. Starbucks không chỉ tôn vinh sự phong phú của cà phê truyền thống, mà còn mang lại cảm giác kết nối đến khách hàng của mình. 

Sứ mệnh của Starbucks là truyền cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần khách hàng. “Mỗi ngày, đội ngũ Starbucks đi làm với mong muốn làm được hai điều: chia sẻ những ly cà phê tuyệt vời với bạn bè và giúp tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Điều này đã trở thành sự thật cho tới ngày hôm nay khi Starbucks đầu tiên được mở cửa vào năm 1971” – Anders Walther, Giám đốc Starbucks khu vực Châu Âu chia sẻ.

Theo ước tính hàng triệu khách hàng trên khắp thế giới sẵn sàng bỏ 15 phút mỗi sáng chỉ để thưởng thức một ly Starbucks hảo hạng. 

Với độ bao phủ các cửa hàng rộng khắp thế giới, Starbucks đã gặt hái được nhiều thành tựu trong chiến dịch “Starbucks at Home” của mình nhờ triển khai chiến lược POSM.

Starbucks tận dụng tối đa không gian trưng bày POSM trong siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay các hàng tạp hóa. Kệ trưng bày sản phẩm của Starbucks được đặt ngay tại các vị trí nổi bật, bắt mắt của các cửa hàng, khiến khách hàng bị thu hút và chú ý. Trên các kệ này đều được trưng bày các sản phẩm mới nằm trong chiến dịch “Starbucks at Home”.

Starbucks đã đặt các vật phẩm trưng bày POSM chất lượng cao tại hơn 600 cửa hàng trên khắp các quốc gia Bắc Âu. Starbucks đã xem xét hơn 50 tùy chỉnh các phương pháp chiến lược triển khai POSM đến từ đơn vị nhà thầu thiết kế và lắp đặt POSM nhằm đưa ra mẫu POSM phù hợp với mình. Ngoài ra hãng này cũng đã sử dụng hơn 5.000 đơn vị sản phẩm trưng bày trong chiến dịch này. 


*

Starbucks tận dụng tối đa không gian trưng bày POSM trong siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay các hàng tạp hóa


Kết luận

Có thể nói Starbucks không chỉ là điển hình trong việc xây dựng và định vị thương hiệu mà còn là ví dụ thành công trong việc triển khai chiến lược POSM marketing. Nhờ POSM, khách hàng tại Bắc Âu và nhiều thành phố lớn trên thế giới ngày càng ưa thích và lựa chọn Starbucks nhiều hơn. POSM marketing cũng là yếu tố không thể thiếu giúp chiến dịch “Starbucks at Home” thành công vang dội. 

Mobi
Work DMS vừa giải đáp thắc mắc POSM nghĩa là gì, cũng như các loại hình POSM được ứng dụng rộng rãi trong marketing. Để tìm hiểu thêm POSM nghĩa là gì, cũng như các thuật ngữ khác trong marketing, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại trang web của chúng tôi.